UBND THÀNH PHỐ CHÍ LINH
TRƯỜNG MN BẮC AN
Số: /TT-MNBA
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Bắc An, ngày tháng … năm 2024
|
BÀI TRUYỀN THÔNG
“CÁCH PHÒNG TRÁNH VÀ CHĂM SÓC
TRẺ KHI BỊ BỆNH SỞI ”
1. Để giúp giáo viên, nhân viên và các bậc phụ huynh học sinh biết cách phòng tránh và chăm sóc trẻ khi bị bệnh sởi thì cần phải lắm được một số nội dung sau:
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) gần đây đã đưa ra cảnh báo về việc gia tăng số ca mắc bệnh Sởi và nguy cơ bùng phát dịch Sởi tại nhiều khu vực trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, do ảnh hưởng của COVID-19 và việc gián đoạn cung ứng các vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2023 đã tác động đến tỉ lệ tiêm chủng các vắc xin cho trẻ em trên toàn quốc. Việc nhiều trẻ chưa được tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi các vắc xin là yếu tố nguy cơ gây bùng phát các dịch bệnh, trong đó có bệnh Sởi. Theo báo cáo của hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm (Bộ Y tế) từ đầu năm đến nay cả nước đã ghi nhận 42 trường hợp mắc bệnh Sởi và sốt phát ban nghi sởi.
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây nên. Bệnh rất dễ lây và gây thành dịch. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp do hít phải dịch tiết mũi họng bắn ra, khuếch tán trong không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với đồ vật, chất tiết đường mũi họng của người bệnh.
Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng chưa có miễn dịch với bệnh và thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ. Sởi là bệnh lành tính nhưng nếu phát hiện muộn hoặc không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Viêm tai giữa cấp, viêm phế quản, tiêu chảy, mờ hoặc loét giác mạc, viêm phổi nặng có thể dẫn đến tử vong, phụ nữ có thai mắc sởi có thể gây sảy thai, đẻ non,…
Sởi đã có vắc xin phòng bệnh, vắc xin phòng bệnh Sởi đem lại hiệu quả cao, giúp giảm tỷ lệ mắc rõ rệt.
Dấu hiệu nhận biết bệnh sởi:
Sốt và phát ban là hai biểu hiện chính của bệnh. Trẻ thường sốt cao, khi sốt giảm sẽ xuất hiện ban dạng sần (gồ lên mặt da) ở sau tai, sau đó lan ra mặt, lan dần xuống ngực bụng và toàn thân. Sau 7 đến 10 ngày, ban biến mất theo thứ tự đã nổi trên da và để lại những vết thâm thường gọi là “vằn da hổ”. Ngoài ra bệnh còn kèm theo một số biểu hiện khác như: chảy nước mũi, ho, mắt đỏ, tiêu chảy…
Xử trí khi trẻ mắc sởi, nghi ngờ sởi:
- Cách ly trẻ mắc sởi hoặc nghi ngờ mắc sởi với trẻ không mắc bệnh trong vòng 7 ngày từ khi phát ban. Cho trẻ ở phòng riêng và đảm bảo thông thoáng.
- Đưa trẻ tới cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
- Cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, tăng cường thức ăn giàu vitamin nhất là vitamin A để bảo vệ mắt của trẻ.
- Cho trẻ uống nhiều nước (Oresol, nước lọc…) đặc biệt khi trẻ sốt cao, tiêu chảy.
- Vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể cho trẻ hàng ngày.
- Các biện pháp phòng bệnh sởi
Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh sởi, nên dự phòng là yếu tố tiên quyết.
1. Tiêm phòng
Tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh. Mũi 1 tiêm khi trẻ được 9 tháng tuổi, mũi 2 tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi. Trẻ dưới 2 tuổi được tiêm vắc xin sởi miễn phí trong chương trình tiêm chủng mở rộng, tại các trạm y tế xã/phường. Trẻ trên 2 tuổi và người lớn chưa tiêm vắc xin sởi cần tiêm sớm vắc xin tại các điểm tiêm chủng dịch vụ.
2. Vệ sinh phòng bệnh
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày.
Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, các vật dụng cho trẻ. Giữ cho nhà ở, phòng học luôn thông thoáng.
Không cho trẻ tiếp xúc và dùng chung vật dụng, đồ chơi với trẻ mắc sởi hoặc nghi ngờ mắc sởi. Hạn chế cho trẻ đến chỗ đông người, tại nơi có dịch sởi.
2. Một số biện pháp phòng tránh lây truyền bệnh đau mắt đỏ nhà trường đã thực hiện.
2.1. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền:
Nhà trường chỉ đạo giáo viên, nhân viên y tế thực hiện tốt công tác tuyên truyền Công văn số: 618/PGD&ĐT ngày 20 tháng 9 năm 2024 V/v tăng cường triển khai công tác phòng, chống bệnh Sởi tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố. Hình thức trao đổi trực tiếp với phụ huynh học sinh thông qua giờ đón và trả trẻ, thông qua buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm, thông qua Zalo, facebook…Từ đó giúp phụ huynh học sinh nắm bắt được tình hình dịch bệnh cũng như cách phòng tránh và chăm sóc trẻ khi ở nhà.
Hình ảnh giáo viên tuyên truyền
2.2. Thực hiện việc đảm bảo tuyệt đối vệ sinh cá nhân, đồ dùng đồ chơi trong lớp cho trẻ:
Bệnh Sởi lây truyền qua việc tiếp xúc với đồ dùng đồ chơi, ca cốc, khăn lau của trẻ chính vì vậy nhà trường đã chỉ đạo giáo viên thường xuyên vệ sinh đồ dùng cá nhân cũng như ca cốc cho trẻ, luộc khăn mặt, ca cốc sau khi trẻ sử dụng xong, rửa đồ dùng đồ chơi, bàn ghế của trẻ bằng dung dịch sát khuẩn Flo, thuốc khử khuẩn, thông thoáng phòng, lớp học mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Nhắc nhở phụ huynh thường xuyên vệ sinh đồ dùng của trẻ, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, nhất là chăn, màn, chủ động tiêm vắc xin phòng, bệnh.
Hình ảnh giáo viên và phụ huynh học sinh thường xuyên dọn vệ sinh
2.3. Thực hiện việc đảm bảo tuyệt đối an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ:
Để phòng tránh việc lây lan dịch bệnh đau mắt đỏ cho trẻ khi đến lớp nhà trường đã chỉ đạo giáo viên, nhân viên nuôi thực hiện tốt một số việc như sau: Trẻ được ăn chín uống sôi, 100% trẻ có đủ đồ dùng vệ sinh cá nhân. Trẻ được thực hiện rửa tay sau mỗi lần tổ chức một hoạt động hay sau khi trẻ đi vệ sinh. Xây dựng chế độ ăn cân đối, đa dạng, hợp lý, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị theo quy định nhà trường ký hợp đồng thực phẩm với công ty, với toàn bộ là thực phẩm sạch đã qua kiểm nghiệm. Cô nuôi lưu mẫu thức ăn hàng ngày vào hộp lưu mẫu của nhà trường theo giờ quy định. Xoong nồi, bát thìa nốc, rổ đựng bằng inox. của nhà trường đều được vệ sinh sạch sẽ và được sấy trước khi sử dụng.
3. Thời gian, hình thức tuyên truyền.
Các biện pháp phòng tránh và chăm sóc bệnh sởi cho trẻ mầm non được tuyên truyền đến các bậc phụ huynh trong giờ đón trả trẻ, thông qua zalo nhóm, lớp, thông qua Facebok, Website của nhà trường để người dân, phụ huynh học sinh tham khảo để cùng chăm sóc trẻ một cách tốt nhất.
Ngoài ra các nhóm, lớp sưu tầm các hình ảnh và bài tuyên truyền các biện pháp phòng tránh và chăm sóc bệnh sởi tại góc tuyên truyền của nhóm lớp, nhà trường để phụ huynh có thể quan sát hàng ngày.
Trên đây là một số nội dung truyền thông về “Cách phòng tránh và chăm sóc bệnh sởi cho trẻ ở trường mầm non” của nhà trường đã thực hiện. Từ một số nội dung truyền thông trên giúp giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh biết cách chăm sóc và phòng tránh dịch bệnh sởi tại trường cũng như tại gia đình.
Nơi nhận:
- Phòng: GD&ĐT;
- Lưu: VT.
|
HIỆU TRƯỞNG DUYỆT
Bùi Thị Nhung
|
NGƯỜI VIẾT
Nguyễn Thị Vi
|